Tạo thuận lợi để dân góp ý
thời hạn chính phủ triển khai nông nghiệp người dân cá nhân kế hoạch quy định dự thảo gia đình nhà nước kinh tế nông dân thông tin gia
Bắt đầu từ hôm nay (1-2), Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được tổ chức lấy ý kiến nhân dân
Ngày 31-1, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 563 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) ban hành kèm theo Quyết định số 239 của Thủ tướng Chính phủ.
Dân chủ, công khai
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Quản lý và sử dụng đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế rộng lớn, phức tạp mà còn là vấn đề chính trị, xã hội rất hệ trọng, nhạy cảm, liên quan đến việc giữ vững thành quả cách mạng, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Vì vậy, các bộ, ngành, HĐND, UBND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tốt việc tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân trên tinh thần dân chủ, công khai, khoa học, với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân góp ý vào Dự thảo đúng tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.
Nhiều quy định mới trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ giúp nông dân an tâm đầu tư lâu dài
Theo kế hoạch, việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo bắt đầu từ ngày 1-2 và kết thúc vào ngày 31-3. Dự thảo được đăng tải toàn văn trên Báo Nhân Dân, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trang thông tin điện tử của Bộ TN-MT và của HĐND, UBND các tỉnh, TP. Tổ chức, người dân có thể góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm lấy ý kiến.
Đề nghị đa dạng hóa sở hữu
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là tiếp tục duy trì sở hữu toàn dân về đất đai hay nên chuyển thành sở hữu Nhà nước. Có người đề nghị nên đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai, thậm chí có cả sở hữu tư nhân.
Thời hạn sử dụng đất được dự luật quy định giao trong hạn mức sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân là 50 năm (hiện là 20 năm) và áp dụng thống nhất cho các loại đất nông nghiệp. Hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đó phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt. Tương tự, thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm.
Về hạn điền, Dự thảo quy định hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha đối với mỗi loại. Trong đó, hạn mức giao đất trồng cây lâu năm là không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30 ha đối với vùng trung du, miền núi. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng thời kỳ, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.
Về nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau là định giá đất, Dự thảo quy định do Nhà nước quyết định, phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường; các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau. Trong quá trình thảo luận về Dự thảo tại Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng quy định như trên còn mơ hồ, thiếu cơ sở và có thể gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai thực tế.
Người dân cần được tham gia từ đầu trong quy hoạch Tại cuộc hội thảo tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tổ chức ở tỉnh Long An ngày 31-1, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, kiến nghị khi thực hiện các dự án, cần công khai, minh bạch, đồng thời để cho dân tham gia góp ý ngay từ đầu. Nếu quy định của Nhà nước khác với ý dân thì phải nói rõ cho dân biết và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, hạn điền phải đủ cho người dân làm một trang trại, khoảng 30 ha đối với đất trồng cây hằng năm. Ông Lê Quang Diệu, Phó trưởng Ban Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An, cho rằng tình trạng lãng phí đất đai do các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai nhưng chưa có thống kê, dự án chậm tiến độ thì phải kiên quyết thu hồi và cần theo dõi việc quản lý đất ngay từ cấp xã. Ông Lê Bá Phước, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, đề nghị cần có cơ chế phân cấp cho UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất ở địa phương nhưng vẫn phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Khi thỏa thuận giữa chủ đầu tư với người dân đạt 80% thì diện tích còn lại sẽ do UBND tỉnh thu hồi theo diện bắt buộc để giao đất cho chủ đầu tư. Từ thực tế địa phương, ông Phước đề nghị thu thuế lũy tiến đối với những cá nhân, tổ chức không sử dụng đất để tránh tình trạng đầu cơ.S.Đông |
dự thảo thời hạn nhà nước thông tin chính phủ nông nghiệp cá nhân người dân gia đình kinh tế quy định nông dân gia kế hoạch triển khai
Post a Comment