Header Ads

Mỹ - NATO nghi Trung Quốc bán phá giá HQ-9 để thắng thầu

thông tin đối thủ cạnh tranh chuyên gia công ty quân sự trung quốc bão giảm giá cạnh tranh nguy cơ gia

ANTĐ - Mỹ và NATO cho rằng Trung Quốc đang bán phá giá hệ thống phòng không HQ-9 để giành được gói thầu mua tên lửa phòng không trị giá 4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trang mạng "Missilethreats" của Mỹ vừa qua đã trích dẫn một nguồn thông tin đáng tin cậy cho biết, cuộc đấu thầu tên lửa trị giá hơn 4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ đang tới hồi quyết liệt nhất. Mỹ và một số quốc gia tranh thầu khác đang có nguy cơ thất bại khi hồ sơ dự thầu của Trung Quốc đã hạ hấp tới mức giá đáng kinh ngạc với chưa tới 3 tỷ USD. Nếu không giảm giá mạnh thì nguy cơ thất bại đã hiển hiện trước mắt Mỹ và châu Âu.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, phiên bản "nhái" S-300 của Nga

Tuy đại diện chính thức của Mỹ là công ty Raytheon từ chối không đưa ra bất cứ bình luận nào về sự việc trên nhưng theo nguồn tin đã dẫn trên, công ty này đang phải điều chỉnh lại giá bán hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Patriot đến mức giá có thể chấp nhận được để tăng thêm tính cạnh tranh.

"Missilethreats" cho biết, tham gia đấu thầu gói mua sắm tên lửa trị đất đối không trị giá 4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm, hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 và hệ thống phóng tên lửa đất đối không của công ty tên lửa phòng không châu Âu (EUROSAM); hệ thống tên lửa phòng không "Patriot" do công ty Lockheed Martin và công ty Raytheon Mỹ hợp tác phát triển; hệ thống tên lửa phòng không S-300 của công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport và cuối cùng là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ - 9) của công ty xuất nhập khẩu cơ giới chính xác Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga

Trước đây, rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây đã đưa ra lời khuyên với Thổ Nhĩ Kỳ là hệ thống phòng không HQ-9 và S-300 của Trung Quốc và Nga không tương thích với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa theo chuẩn Mỹ và NATO, hơn nữa, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên những hệ thống này sẽ khó mà kết nối được với các hệ thống Patriot.

Chỉ cần 1 trong 2 hệ thống của Trung Quốc hoặc của Nga thắng thầu, NATO sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của Patriot và cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 và HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không / phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ và NATO triển khai ở châu Âu.

Hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 của EUROSAM

Một nguyên nhân nữa làm gói thầu bị hoãn lại là do NATO điều chỉnh bố trí lực lượng, điều chuyển một số hệ thống Patriot đến sát biên giới với Syria, làm suy yếu mạng lưới phòng không và phòng thủ tên lửa trong nội địa Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy họ phải gấp rút mua sắm và bổ sung sức mạnh cho hệ thống phòng không của mình bằng mọi giá. Có lẽ vì vậy nên Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ qua lời cảnh báo của Mỹ, kiên quyết không gạt S-300 và HQ-9 ra ngoài ngay từ đầu.

Theo kế hoạch, gói thầu này đã kết thúc sau cuộc họp ủy ban công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đầu tháng trước nhưng nó đã bị hoãn lại sau khi Trung Quốc quyết định giảm giá cạnh tranh xuống gần một nửa so với mức giá ban đầu làm các đối thủ cạnh tranh cũng phải gấp rút điều chỉnh lại báo giá của mình. Một số chuyên gia quân sự cho biết, không hiểu HQ-9 của Trung Quốc chế tạo bằng nguyên liệu gì, sử dụng những công nghệ nào, khả năng đánh chặn ra sao mà giá bán có thể thấp đến như vậy.

Mỹ có chấp nhận bán lỗ Patriot-3 để tránh hậu họa không?

Các chuyên gia thương mại quân sự còn khẳng định các công ty của của Mỹ và châu Âu không thể giảm giá bán xuống mức giá bỏ thầu của Trung Quốc. Với mức giá như vậy, họ đã lỗ to chứ không thể hoàn vốn, đừng nói là có lãi, nếu muốn thắng thầu thì phải chấp nhận lỗ. Điều này đang làm Mỹ và NATO rất đau đầu vì nếu thất bại, Mỹ và châu Âu sẽ thiệt đơn thiệt kép. Ngoài thiệt hại kinh tế vì mất một mối làm ăn lớn, họ đứng trước nguy cơ mất an ninh của hệ thống phòng thủ tên lửa chung châu Âu.

Nguyễn Ngọc

"Missilethreats" /Mỹ

đối thủ cạnh tranh bão nguy cơ thông tin giảm giá quân sự gia cạnh tranh trung quốc công ty chuyên gia

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.