Nhìn thẳng vào điểm yếu để quyết liệt hành động
văn bản quy phạm pháp luật khó khăn quan trọng kết quả kinh tế môi trường doanh nghiệp công nghệ thông tin vnpt thủ tướng chính phủ thành công đạo đức nghề nghiệp cạnh tranh vi phạm công nghệ bão dịch vụ gia phát triển nâng cao chất lượng công ty cung cấp thông tin xử lý nghiêm phát triển lành mạnh quyết định quốc tế việt nam cá nhân mạng xã hội nhà nước kinh tế thế giới tăng trưởng chất lượng dịch vụ thị trường doanh nghiệp nhà nước chất lượng cạnh tranh không lành mạnh giải quyết triển khai hiệu quả nghị định vai trò lợi ích vệ tinh vinasat-2 không lành mạnh quyết tâm xây dựng chính trị kinh doanh
Bước vào năm mới 2013 đầy khó khăn thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội mới, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son chia sẻ quyết tâm và sự quyết liệt hành động để thực hiện mục tiêu trong lĩnh vực Thông tin - Truyền thông năng động này.
Phát triển nhanh ICT trên nền tảng bền vững
- Năm 2012, bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam và quốc tế có nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên lĩnh vực Viễn thông, Công nghệ thông tin Việt Nam được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực, xin Bộ trưởng cho biết đôi nét về những thành tựu đó?
- Năm qua, Bộ đã trình để Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành, thông qua 11 văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện môi trường hoạt động cho các tổ chức doanh nghiệp.
Đáng chú ý trong số này là Luật xuất bản sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 20/11 trong đó có hẳn một chương mới về xuất bản và phát hành điện tử, Nghị định số 77/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác, quy định về giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện,...
Bộ TT&TT cũng đã trình Chính phủ Dự thảo về Nghị định thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet nhằm đưa hoạt động Internet sang một giai đoạn phát triển mới.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son |
Thị trường viễn thông có nhiều thay đổi phù hợp với định hướng của Quy hoạch viễn thông quốc gia đến năm 2020. Bộ cũng đã quyết liệt siết chặt quản lý đối với những lĩnh vực gây nhiều bức xúc trong xã hội như thuê bao di động trả trước, SIM rác, tin nhắn quảng cáo. Sự kiện vệ tinh VINASAT-2 được phóng thành công lên quỹ đạo là một cột mốc quan trọng, tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia và vị thế của viễn thông Việt Nam.
Dù điều kiện kinh tế thế giới rất ảm đạm nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT của VN năm qua vẫn đạt xấp xỉ 18 tỷ USD.
- Ngoài chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thông tin Truyền thông, Bộ còn quản lý ngành đối với doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực được cho là hạ tầng của hạ tầng và cũng là lĩnh vực năng động nhất, Bộ trưởng đánh giá sao về hoạt động kinh tế của lĩnh vực này?
- Hai doanh nghiệp lớn nhất trong ngành là VNPT và Viettel duy trì lợi nhuận và tăng trưởng khá, đạt doanh thu lần lượt hơn 130.000 tỷ và hơn 140.000 tỷ đồng trong năm 2012, tăng trưởng 10% và 18% so với năm 2011. Riêng hai doanh nghiệp này đóng góp cho ngân sách khoảng 20 000 tỷ đồng.
Dịch vụ viễn thông là một trong số ít các dịch vụ có giá ngày càng giảm, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
Đây là một thành quả đáng khen ngợi, khi mà hàng loạt doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh phá sản, nhiều tổng công ty, tập đoàn hoạt động yếu kém, phải xuống hạng. Việc VNPT và Viettel vẫn vững vàng và tăng trưởng, thậm chí mở rộng ra kinh doanh quốc tế là những nỗ lực đáng được ghi nhận.
Kết quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông trong những năm qua có thể khẳng định đây là một lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt - doanh nghiệp Nhà nước làm chủ, giành quyền kiểm soát sân nhà, thắng trên sân nhà và đóng góp thiết thực nhất vào việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" bởi 100% người Việt dùng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
Kết quả trên còn góp phần khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng về kinh tế nhà nước là chủ đạo, trong đó doanh nghiệp Nhà nước - các tập đoàn, tổng công ty giữ vai trò nòng cốt.
Ngoài lĩnh vực viễn thông, thực hiện chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định chuyển quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam từ VNPT về Bộ TT&TT. Thực hiện trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo VNPost phát huy hiệu quả hoạt động của mạng bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư, nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính công ích nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ bưu chính của Đảng, Nhà nước và của xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ chỉ đạo VNPost chú trọng gắn kết việc cung ứng dịch vụ bưu chính với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội khác tại địa phương trong khả năng của mình, gắn kết mục tiêu phát triển và ổn định xã hội đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống điểm Bưu điện -Văn hóa xã.
- Ngành thông tin, viễn thông thời gian qua phát triển rất nhanh, đi trước đón đầu nhưng phát triển nóng luôn kèm theo những "tác dụng phụ". Quan điểm của Bộ trưởng trong quản lý lĩnh vực này thời gian tới là tiếp tục tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững?
Thị trường viễn thông mở cửa và cạnh tranh từ rất sớm là một thành công quan trọng giúp lĩnh vực này phát triển bắt kịp với thế giới. Môi trường viễn thông cạnh tranh là động lực để phát triển nhanh chóng, nhờ đó mà chất lượng dịch vụ được nâng cao với giá cước ngày càng rẻ.
Tuy nhiên quá trình phát triển nóng cũng tạo ra một số tác dụng phụ như xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh như khuyến mãi lớn quá mức cho phép, xuất hiện hiện tượng lừa đảo qua tin nhắn, qua hoạt động thương mại trên mạng,....
Dịch vụ viễn thông là một trong số ít các dịch vụ có giá ngày càng giảm, phù hợp với khả năng chi trả của người dân |
Quan điểm của Bộ Thông tin & Truyền thông là chú trọng phát triển hiệu quả và bền vững, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11. Bộ sẽ bám sát chỉ đạo của Thủ tướng trong "Thông điệp đầu năm" là áp đặt kỷ luật thị trường vào cả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp viễn thông yếu kém, kể cả doanh nghiệp Nhà nước, sẽ không có chỗ đứng trên thị trường. Bộ cũng sẽ triển khai quyết liệt Quy hoạch viễn thông quốc gia để thị trường phát triển lành mạnh hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế như Viettel đã bước đầu thành công ở Haiti, Mozămbic, Peru,....
- Ứng dụng công nghệ thông tin là lĩnh vực rất quan trọng giúp thay đổi căn bản nền tảng hạ tầng và cải cách hành chính, Bộ sẽ làm gì để giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước?
- Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013, nhiều lãnh đạo Sở đã phản ánh với lãnh đạo Bộ những công việc cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ hoặc Chính phủ.
Điển hình như việc triển khai cơ chế một cửa điện tử. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ TT&TT đã khẩn trương xây dựng và chuyển giao trong năm 2013 phần mềm dùng chung cho Bộ phận một cửa cấp huyện cho các địa phương, trong bối cảnh cả nước mới có 203 huyện ở 42 tỉnh, thành phố áp dụng cơ chế một cửa hiện đại (một cửa điện tử).
Một vướng mắc khác trong hoạt động ứng dụng CNTT tại các địa phương là việc xây dựng chính quyền điện tử, công dân điện tử. Đa số các địa phương đang có khó khăn chung của cơ sở là chưa có loại/khoản chi riêng cho CNTT và thiếu kinh phí cho ứng dụng CNTT. Các địa phương đặc biệt là tỉnh miền núi khó đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT khi các dự án, kế hoạch ứng dụng CNTT thường không bố trí được kinh phí.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ TT&TT đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015, trong đó có đề nghị vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ kinh phí từ TƯ cho các địa phương triển khai QĐ 1605. Mặt khác, sẽ triển khai nhiều giải pháp khác để đảm bảo đủ nguồn lực (cả về nhân lực và tài lực) cho việc triển khai thành công ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước như hình thức thuê dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp CNTT,...
Trong năm 2013, Bộ TT&TT sẽ tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ứng dụng CNTT ở cơ quan Nhà nước và đời sống xã hội; nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT tạo cơ hội cho vùng sâu, vùng xa, vùng cao có điều kiện ứng dụng CNTT vào cuộc sống.
Báo chí Truyền thông: Tạo lòng tin và sự đồng thuận
- Lĩnh vực nhạy cảm rất được xã hội quan tâm là quản lý báo chí, phát thanh truyền hình, Internet. Xin Bộ trưởng khái quát về hoạt động tác nghiệp của báo chí trong năm qua.
- Lĩnh vực báo chí xuất bản, trong năm qua cơ bản hoạt động tốt, đáp ứng được nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó. Chính phủ cũng ghi nhận Bộ TT&TT đã chỉ đạo quyết liệt hoạt động báo chí, nhờ đó đã tạo được sự đồng thuận xã hội cao trong việc thực hiện các chủ trương đường lối phát triển kinh tế-xã hội, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đáng tiếc là vẫn còn hiện tượng một số cơ quan báo chí bị chi phối bởi cơ chế thị trường dẫn đến vi phạm tôn chỉ, mục đích, nặng về khai thác những vụ việc tiêu cực hoặc chạy theo đưa tin giật gân, câu khách, thậm chí là sai sự thật. Một số phóng viên vẫn vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bộ đã chấn chỉnh và xử lý kịp thời. Cá biệt Bộ đã phải đình chỉ tạm thời 2 tờ báo mạng, kỷ luật và thu hồi thẻ của một số phóng viên. Năm 2012 cũng là năm Bộ đã kỷ luật và thu hồi thẻ nhà báo đối với cả Tổng biên tập vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên đây là con số rất ít, những vụ việc đơn lẻ trong số 812 cơ quan báo chí và 17.000 nhà báo luôn giữ vững và phát huy vai trò của nền báo chí cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.
- Một trong những nhiệm vụ của báo chí là tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong triển khai mục tiêu kinh tế xã hội, Bộ trưởng sẽ làm gì để báo chí đạt được mục tiêu này?
- Để tạo được sự đồng thuận Bộ tập trung vào 2 yếu tố quyết định: Tạo cơ chế cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí, từ đó báo chí cung cấp đầy đủ thông tin chính thống về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến nhân dân một cách đầy đủ và kịp thời. Thông tin đầy đủ chính là thực hiện chủ trương minh bạch hóa và qua đó mới xây dựng được lòng tin, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Đồng thời Bộ cũng tăng cường công tác quản lý để tạo hành lang hoạt động cho báo chí nhưng cũng tiếp tục xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi không biết đặt lợi ích đất nước, lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong hoạt động báo chí.
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của viễn thông, Internet và các ứng dụng trên nó, nhất là các ứng dụng về truyền thông xã hội như diễn đàn, mạng xã hội và blog... một mặt đã góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng về chia sẻ thông tin và giao tiếp cá nhân của cộng đồng nhưng nó cũng rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp. Thực vậy, các thế lực thù địch cùng các phần tử cơ hội thoái hóa biến chất trong nước đang tìm cách lợi dụng môi trường mở internet để ngăn cản, chống phá việc xây dựng, phát triển nước ta trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa với các thủ đoạn bôi đen, suy diễn, kích động, gây chia rẽ nội bộ, đả phá vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc lịch sử, văn hóa dân tộc, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Bộ sẽ đẩy mạnh việc thực hiện phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", đặc biệt đối với thông tin trên Internet |
Thời gian tới Bộ sẽ đẩy mạnh việc thực hiện phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", đặc biệt đối với thông tin trên Internet. Khi Nghị định 97 sửa đổi được ban hành, Bộ sẽ nhanh chóng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng viễn thông-internet được lành mạnh hơn. Khi thông tin chính thống và lành mạnh là chủ đạo cả trên môi trường mạng thì sẽ giảm thiểu được tác động của các thông tin độc hại, sai sự thật. Bên cạnh đó Bộ cũng sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân, xã hội và đất nước khi khai thác sử dụng mạng viễn thông-internet. Các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này cũng sẽ được tăng cường.
Nhìn thẳng vào yếu kém và hành động quyết liệt
- Tiếp nhận công việc trên cương vị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hơn 1 năm, Bộ trưởng xác định những tồn tại cần giải quyết của ngành là gì thưa Bộ trưởng?
- Dù trong năm 2012 ngành TT&TT và Bộ đạt được nhiều kết quả đáng tự hào nhưng Bộ cũng thấy rõ một số tồn tại. Thời gian tới Bộ phải cải thiện bằng được chất lượng, tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, theo đúng phương châm quản lý phải theo kịp và hướng tới thúc đẩy sự phát triển.
Tiếp đến, Bộ TT&TT cũng sẽ quyết liệt và triệt để hơn trong tổ chức thực thi các biện pháp quản lý. Ngay đầu năm 2013, Thông tư số 14/2012/TT-BTTTT quy định giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất và Nghị định 77/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác đã có hiệu lực thi hành. Mặc dù còn nhiều khó khăn do chưa có cơ sở dữ liệu điện tử toàn quốc về dân cư, thông qua các hoạt động triển khai đồng bộ một số biện pháp mới nêu trên Bộ quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ tình trạng SIM rác, tin nhắn rác.
Một số vấn đề quản lý nhà nước khác chưa được xử lý quyết liệt thời gian qua và tiếp tục được xã hội quan tâm là dùng chung hạ tầng liên ngành, tình trạng in lậu, nhập lậu sách, game online,......cũng thuộc trọng tâm công tác của Bộ trong năm 2013.
Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết 2013 sẽ là năm Bộ tiếp tục nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt, có trọng điểm và kịp thời hơn nữa đối với các vấn đề nóng, các tồn tại kéo dài, để năm 2013 thực sự là một năm bản lề trong việc thực hiện chương trình công tác nhiệm kỳ 2011-2015.
- Xin cám ơn Bộ trưởng
Xem video phỏng vấn Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son
Phạm Tuấn(thực hiện)Ảnh:
Lê Anh Dũngvai trò vi phạm dịch vụ xây dựng đạo đức nghề nghiệp doanh nghiệp nhà nước chính phủ cạnh tranh doanh nghiệp văn bản quy phạm pháp luật kinh tế thế giới nhà nước phát triển lành mạnh vnpt công nghệ thông tin bão thông tin nghị định quyết định giải quyết hiệu quả kinh tế mạng xã hội không lành mạnh thành công chất lượng dịch vụ thị trường khó khăn cạnh tranh không lành mạnh cá nhân lợi ích xử lý nghiêm việt nam cung cấp triển khai chính trị môi trường vệ tinh vinasat-2 chất lượng gia quốc tế công nghệ phát triển tăng trưởng quyết tâm thủ tướng kinh doanh nâng cao chất lượng kết quả công ty quan trọng
Post a Comment