Tìm cơ hội với ẩm thực
thay đổi bão kinh doanh chuyên nghiệp văn hoá đa dạng ẩm thực việt nam sinh viên nhà hàng
Cái tên "quản trị ẩm thực" dễ khiến người ta lầm tưởng với ngành kiểu "nhà hàng khách sạn", thực chất nó là ngành chuyên biệt.
Đến Úc năm 2010, tôi vào học tại Đại học Swinburne "bếp chuyên nghiệp". Một năm sau học tại William Angliss Institute (WAI). WAI là học viện lớn, có uy tín về những ngành dịch vụ. Tôi đăng ký học quản trị ẩm thực, hệ cử nhân 4 năm. Cái tên "quản trị ẩm thực" dễ khiến người ta lầm tưởng với ngành kiểu "nhà hàng khách sạn", thực chất nó là ngành chuyên biệt. Ở Việt Nam và nhiều nước khác thường gọi chung là "nhà hàng khách sạn", nhưng tại WAI, ẩm thực được tách riêng vì còn có những mảng như nhà hàng, cà phê... Các môn học gồm: kinh doanh, nhân sự, luật, kinh tế.
Đọc E-paper
Ví dụ, môn luật sẽ đưa ra những luật ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ăn uống. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực không phải là môn học chính, vì còn có chương trình học ẩm thực cao cấp, văn hóa ẩm thực phương Tây.
Tuy nhiên, trong đó có học về sự đa dạng văn hóa, bao gồm: ẩm thực, luật lệ, truyền thống, cách xử lý vấn đề đa dạng văn hóa. Thậm chí giáo viên có thể tự đưa ra những kiến thức bên ngoài cho sinh viên cập nhật và nghiên cứu thêm xu hướng ẩm thực mới.
Ẩm thực vốn chứa đựng trong nó cốt cách văn hóa, tính "địa phương" rất cao. Sinh viên quốc tế theo học tại đây rất đông, mang theo nhiều nét đặc sắc về ẩm thực nước mình, làm nên một môi trường học tập đa dạng.
WAI có hệ thống cơ sở rất tốt. Tất cả các bếp đều được tổ chức chuyên nghiệp với phòng bánh, phòng sôcôla, nơi học pha cà phê, bếp mặn, bếp ngọt đúng tiêu chuẩn công nghiệp.
WAI còn có hai nhà hàng ăn mở cửa phục vụ khách. Giáo viên là những đầu bếp hay quản lý trong ngành, đi làm nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm. Thư viện của WAI rất nhiều sách, văn bản điện tử.
Tùy thuộc yêu cầu về đề tài, bài luận hoặc những ước mơ tương lai mà sinh viên tự nghiên cứu. Tại Úc, cơ hội việc làm cho người học quản trị ẩm thực rất nhiều, lương cũng khá cao vì nghề này tính lương theo giờ. Nếu đi làm vào ngày cuối tuần, lương có thể tăng gần 200%.
Với một ngành khá chuyên biệt như quản trị ẩm thực, việc thực hành là rất quan trọng. Chính phủ Úc đòi hỏi có số giờ hoặc số buổi làm theo quy định nên nếu chỉ thực tập ở nhà hàng của trường sẽ không đủ, sinh viên phải đi làm thêm bên ngoài, cũng là để tích lũy kinh nghiệm.
Năm thứ ba là năm thực tập, sinh viên được phép thực tập ở bất cứ nơi nào hoặc cơ sở kinh tế nào ở trong hoặc ngoài nước Úc. Kết thúc thời gian thực tập, sinh viên phải chứng minh mỗi học kỳ đã thực tập 500 giờ, phải làm hai bài luận và báo cáo dựa trên cơ sở dữ liệu của trường và thực tế.
Tôi chọn trở về Việt Nam thực tập vì nhìn thấy cơ hội cho mình và vì những dự định tương lai. Với tôi, ẩm thực Việt có sức hút mạnh. Lúc ở Úc, tôi giới thiệu cho người bản xứ rất nhiều món Việt Nam, như gỏi gà, bò tái chanh...
Họ rất thích bởi ẩm thực Việt chú trọng chất tươi. Kỳ thực tập còn giúp tôi thu thập nhiều dữ liệu về tình hình ngành ẩm thực tại Việt Nam, có ích cho dự định trở về sau khi tốt nghiệp.
Ở Việt Nam, tư tưởng "ăn no" đã dần nhường chỗ cho "ăn ngon" và ngày càng có nhiều nhà hàng có phong cách chuyên nghiệp xuất hiện. Trên truyền hình cũng có nhiều game show về nấu ăn.
Điều tôi quan tâm nữa là ở Việt Nam hiện tại, "đầu bếp" không còn là danh từ chỉ người nấu nướng đơn thuần, mà còn có nghĩa là người quản lý bếp của những nhà hàng hay khách sạn lớn.
Yên Café, nơi tôi thực tập, cho tôi không gian để sáng tạo các loại bánh, đồ ngọt không chú trọng hình thức mà tập trung vào hình ảnh tự nhiên.
Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam cũng dần thay đổi. Trước đây chúng ta cần "no" hơn "ngon" nên chỉ trả tiền cho lượng, chất lượng thức ăn chỉ ở mức tương đối.
Sau này sẽ không như vậy mà bao gồm nhiều thứ trong giá tiền một món ăn, không chỉ là nguyên liệu mà còn là sự sáng tạo của đầu bếp, thời gian để nấu.
Tôi thấy được tiềm năng của thị trường ẩm thực Việt, thực khách hiện tại bao gồm những người có tư tưởng mới, họ đi học, đi làm, sống ở nước ngoài, tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, điều đó tạo điều kiện kinh doanh cho những người trẻ táo bạo, chịu làm cái mới lạ.
Trong chuyến du lịch Sapa mới đây, tôi thấy có một quán cà phê do người nước ngoài làm chủ nhưng nhân viên là những cô gái người dân tộc thiểu số và họ pha cà phê, nấu ăn rất ngon.
Khách chủ yếu là người nước ngoài, nhưng cũng không ít người Việt tìm đến, cho thấy thị hiếu của người Việt đang thay đổi, nên xu hướng kinh doanh cũng sẽ thay đổi theo. Đó là cơ hội cho những người trẻ chúng tôi.
đa dạng thay đổi việt nam chuyên nghiệp ẩm thực kinh doanh sinh viên bão văn hoá nhà hàng
Post a Comment