6.000 mũ bảo hiểm nhái bị bắt giữ ở cửa ngõ Hà Nội
tiêu thụ an toàn giao thông chất lượng sản phẩm gia bảo hiểm trùng bảo hiểm doanh nghiệp sản xuất kiểm tra người tiêu dùng bão xử lý nghiêm doanh nghiệp kinh doanh thị trường
(BVPL) - Số mũ bảo hiểm không nhãn mác trên 2 xe tải bị lực lượng chức năng bắt giữ. Lái xe khai nhận là chủ hàng, lấy từ Bắc Giang mang đi tiêu thụ.
Mũ bảo hiểm kém chất lượng được đóng thùng cùng với một số tem hợp quy giả. Ảnh: Anh Quân |
Chiều 24/3, đội Quản lý thị trường số 11 và Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Thanh Xuân đã bắt 2 xe tải chở số mũ nói trên tại đường Nguyễn Xiển (Hà Nội). Hai lái xe xác nhận là chủ của số hàng, thu mua từ Bắc Giang đưa về Hà Nội để tiêu thụ. Lý do được hai người này đưa ra là thấy nguồn hàng rẻ (nhập vào từ 6.000 - 10.000 đồng một mũ) nên gom về bán kiếm lời. Nếu bán ra thị trường, lô hàng này trị giá khoảng 180 triệu đồng.
Trong số các thùng hàng, có những thùng ghi tên người nhận, tuy nhiên không rõ địa chỉ mà chỉ đề "Hà Nội". Số mũ trên không có nhãn của nhà sản xuất hay tem chứng nhận hợp quy, có trọng lượng nhẹ và gia công sơ sài. Khi đập vào nhau thì phần nhựa của mũ vỡ tan, thậm chí thả cách đất chưa đầy 2m cũng bị nứt, thủng. "Đây đều là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không tem và chất lượng kém", ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 11 cho biết.
Ngoài mũ, lực lượng chức năng còn thu giữ được thêm một số tem chứng nhập hợp quy giả, có thể nhận ra bằng mắt thường. "Hiện chúng tôi vẫn tìm xem còn bao nhiêu tem được đóng cùng với hàng", lãnh đạo đội 11 nói. Ông cũng cho biết, số hàng tịch thu được sẽ đem tiêu hủy, và tiến hành xử phạt các đối tượng có hành vi kinh doanh mũ kém chất lượng.
Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng nhận định chưa thể kết luận những sản phẩm này là hàng nhập lậu từ Trung Quốc. "Một số đơn vị nhỏ lẻ ở Việt Nam cũng có thể sản xuất được loại mũ này", ông Hùng chia sẻ.
Theo VnExpress
Ngăn mũ bảo hiểm Trung Quốc thẩm lậu nội địa Từ 20/3 đến 20/4, lực lượng quản lý thị trường cả nước chính thức vào đợt cao điểm kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm. >'Quét tận gốc cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm rởm'/Cảnh sát kiểm tra 'đại bản doanh' bán mũ bảo hiểm rởm Sáng 18/3, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trưởng Trần Hùng cho biết, sau đợt kiểm tra thí điểm từ 25/2 đến nay, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh đã kiểm tra 6 doanh nghiệp sản xuất đều có tình trạng giấy đăng ký kinh doanh hết hạn, chất lượng mũ không đạt yêu cầu. Ngoài ra, kiểm tra 920 cơ sở kinh doanh thì có tới 579 cơ sở vi phạm hành chính như không đăng ký kinh doanh, không treo biển hiệu, không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm và ghi nhãn không đầy đủ. Lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 50.000 mũ bảo hiểm nhái, chất lượng không đảm bảo, được các cơ sở kinh doanh trưng bày lẫn lộn với hàng thật để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Đại diện Cục Quản lý thị trường cho biết, từ 20/3 đến 20/4, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước chính thức vào đợt cao điểm kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. Đặc biệt, ngăn chặn các doanh nghiệp nhập mũ từ nước ngoài về dán nhãn hàng sản xuất trong nước, dán tem hợp chuẩn cũng như ngăn chặn việc chuyển mũ bảo hiểm chất lượng kém về các tỉnh nghèo tiêu thụ. "Chúng tôi sẽ tổng kiểm tra trên toàn quốc, tất cả những nhà sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng như thế nào sẽ được công bố. Phấn đấu đưa ra thị trường mũ bảo hiểm đạt chất lượng. Các thành viên tổ kiểm tra nếu bỏ lọt, xuê xòa khi kiểm tra sẽ bị nghiêm khắc kỷ luật", ông Trần Hùng khẳng định. Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, đại diện nhà sản xuất mũ bảo hiểm Protect cho rằng, việc kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm rất cần thiết để có biện pháp chấn chỉnh. Tuy nhiên, cần kiểm tra đột xuất, chỉ cần một điều tra viên đến doanh nghiệp lấy mẫu bất ngờ mà không để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị. Ngoài ra, bỏ quy định doanh nghiệp tự mang sản phẩm mũ bảo hiểm đi kiểm định và công bố chất lượng, công việc này phải do cơ quan nhà nước tiến hành. Ngoài ra, ông Greig Craft cho rằng, cần đóng cửa các cơ sở sản xuất mũ thời trang, mũ nhựa vì mục đích của những nơi này là sản xuất mũ bảo hiểm nhái, chất lượng kém. ''Sản xuất mũ bảo hiểm cần chi phí nguyên liệu đầu vào là 4-5 USD. Tôi không hình dung được chất lượng những mũ được bán 20-30.000 đồng trên thị trường", ông Greig nói. Cùng với đợt cao điểm kiểm tra xử lý của Cục quản lý thị trường từ 20/3 đến 20/4, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng tổ chức tuyên truyền đợt cao điểm từ 15/3 đến 15/6 giúp người dân phân biệt mũ không phải mũ bảo hiểm, mũ kém chất lượng, mũ nhái... Cảnh sát giao thông sẽ xử lý nghiêm người đi xe máy đội mũ thời trang, mũ nhựa và nhắc nhở người đội mũ bảo hiểm bị làm giả. Theo VnExpress |
chất lượng bảo hiểm gia bão xử lý nghiêm sản phẩm doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ kinh doanh bảo hiểm trùng thị trường an toàn giao thông doanh nghiệp kiểm tra người tiêu dùng
Post a Comment