Cổ phiếu vận tải thủy: Nghịch lý hay niềm tin?
cổ phiếu gia bão kết quả doanh thu bắt buộc công ty kinh doanh doanh nghiệp doanh nghiệp vận tải lợi nhuận giới đầu tư vốn điều lệ đầu tư tài chính
Trong năm 2012 giá cổ phiếu của ngành vận tải thủy đã phản ánh sát với thực trạng kinh doanh khi chỉ có một vài doanh nghiệp thực sự có tiềm lực tốt mới nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, niềm tin và hy vọng đang quay lại với cổ phiếu của ngành, giá cổ phiếu đồng loạt tăng trong suốt gần ba tháng đầu năm 2013.
* Cổ phiếu mía đường chật vật tìm vị ngọt
* Lợi nhuận giảm, cổ phiếu cao su có còn hấp dẫn?
* Cổ phiếu điện tăng giá vì đâu?
* Sự lựa chọn của khối ngoại có gì hay?
Biến động giá của cổ phiếu ngành vận tải thủy năm 2012 và 2013
Nguồn: VietstockFinance |
Nếu như năm 2012 chỉ có 8/20 mã cổ phiếu trong ngành tăng giá thì năm 2013 đã chứng kiến sự chuyển biến lớn, ngoại trừ MHC thì tất cả những cổ phiếu còn lại của ngành vận tải thủy đều mang sắc xanh. Đặc biệt có những cổ phiếu tăng hơn 50% giá trị như GMD , ILC , VOS .
Ấn tượng nhất là trường hợp cổ phiếu GMD của Gemadept, mặc dù chỉ tăng 3.4% trong năm 2012 nhưng mọi chuyện thay đổi hẳn trong gần ba tháng đầu năm 2013. Trong thời gian ngắn này, GMD đã tăng 95% từ mức 18,100 đồng lên 35,300 đồng. Việc FTSE Vietnam Index thông báo thêm GMD vào danh mục đầu tư ngày 01/03 trở thành thông tin tích cực hỗ trợ cho cổ phiếu này.
Về kết quả kinh doanh, GMD cũng là điểm nổi bật trong bức tranh toàn cảnh lợi nhuận của ngành. Doanh thu năm 2012 của GMD đạt 2,573 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2011. Đặc biệt, lãi ròng của công ty tăng mạnh lên 101 tỷ đồng, vượt trội so với mức 6.2 tỷ đồng của năm trước. Được biết, lợi nhuận sau thuế của GMD là chưa kể đến khoảng lợi nhuận từ việc chuyển nhượng gần 25% vốn góp tại Nước khoáng Vĩnh Hảo ( Vinhhao ), tương ứng với hơn 2 triệu cổ phần. Dự kiến 140 tỷ đồng lợi nhuận từ thương vụ này sẽ được hạch toán trong quý 1/2013.
Giải thích cho việc lợi nhuận năm 2012 tăng đột biến so với năm trước, GMD cho biết là do tái cơ cấu các khoản vay ngân hàng nên chi phí vay giảm mạnh (riêng trong quý 4/2012 chi phí lãi vay giảm gần 8 tỷ đồng) và nhờ hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tư tài chính.
CTCP Hợp tác Lao động với nước ngoài (HNX: ILC) lại là trường hợp đối lập, mặc dù giá cổ phiếu giảm mạnh hơn 57.1% trong năm 2012 nhưng sau đó đã đảo chiều ngoạn mục, tăng đến 66.7% trong gần ba tháng đầu năm, xếp vị trí thứ hai trong danh sách tăng trưởng. Tuy nhiên, có thể thấy ILC lại là một trong những doanh nghiệp kinh doanh yếu kém khi tiếp tục thua lỗ 9.76 tỷ đồng trong năm 2012, năm trước đó ILC lỗ 31.81 tỷ đồng. Và theo như quy định, nếu không có sự cải thiện về kinh doanh trong năm 2013 này, ILC sẽ đối mặt với khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc.
Ngoài ra ILC, một loạt mã cổ phiếu khác như VSG , VST và VCV cũng đang cận kề bản án hủy niêm yết bắt buộc do kết quả kinh doanh quá tệ nhưng vẫn được nhà đầu tư chọn mua, giá cổ phiếu tăng đáng kể suốt gần ba tháng đầu năm cho thấy mức đầu cơ lớn đối với cổ phiếu ngành này.
Container Phía Nam (HoSE: VSG) đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" khi lỗ ròng 3 năm liên tiếp. Năm 2012, VSG lỗ thêm 58.6 tỷ đồng, nâng tổng mức lỗ 3 năm gần đây lên con số hơn 140 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ công ty chỉ 110.44 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của VSG đã chuyển thành âm hơn 17 tỷ đồng theo BCTC quý 4/2012. Hiện tại, VSG đang giao dịch dưới dạng bị kiểm soát và đang chờ đợi báo cáo kiểm toán năm 2012, nếu không có nhiều thay đổi sau báo cáo thì việc bị hủy niêm yết chắc chắn xảy ra.
Lần đầu tiên báo lỗ sau 8 năm có lãi, Vận tải & Thuê tàu biển Việt Nam (HOSE: VST) là điển hình cho thấy sự khó khăn chung của ngành vận tải thủy. Cụ thể, VST ghi nhận doanh thu hơn 1,500 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm 2011 và lỗ ròng 125 tỷ đồng trong cả năm 2012. Riêng trong quý 4/2012, VST lỗ ròng 35.07 tỷ đồng, trong khi kỳ trước chỉ lỗ gần 9 tỷ đồng. Giải thích điều này, công ty cho biết là do chỉ số giá cước quý 4 đã giảm 38% so với cùng kỳ, thêm vào đó công ty cũng không bán được tàu nào trong quý nên kết quả kinh doanh không khả quan.
Về mặt bằng giá cổ phiếu, có thể thấy cho đến hết phiên giao dịch ngày 28/02/2013, cũng chỉ có 3 cổ phiếu ngành vận tải thủy là GMD, HTV và TCO ghi nhận mức giá trên 10,000 đồng/cp (cao nhất là GMD). Còn lại 17 doanh nghiệp đang giao dịch dưới mệnh giá, trong đó thấp nhất là DDM khi chỉ có 900 đồng/cp và sẽ hủy niêm yết bắt buộc từ 10/04 tới. Cổ phiếu giá cực thấp có thể là một trong những nguyên nhân tiếp sức cho cổ phiếu khởi sắc nhờ nhu cầu bắt đáy như trường hợp của Vận tải Vinaconex (HNX: VCV). Thua lỗ 44 tỷ đồng trong năm 2012 nhưng giá cổ phiếu tăng 58% trong năm 2012 và tiếp tục tăng thêm 13% trong gần ba tháng đầu năm 2013, giúp giá cổ phiếu chỉ ở mức 1,900 đồng lên đến 3,400 đồng.
Hai cổ phiếu HTV và PVT cũng đáng chú ý trong ngành vận tải thủy về kết quả kinh doanh. PVT của Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí gây bất ngờ nhất khi ghi nhận lãi hơn 100 tỷ trong năm 2012, tức tăng hơn gấp ba cùng kỳ mặc dù lợi nhuận thuần âm gần 133 tỷ đồng. Cứu nguy cho PVT chính là khoản lợi nhuận khác cả 152.8 tỷ đồng. Năm 2012, cổ phiếu PVT tăng 28% và tăng thêm 14.6% trong gần ba tháng đầu năm 2013.
Còn Vận tải Hà Tiên (HOSE: HTV) có giá cổ phiếu tăng hơn 100% trong năm 2012 từ mức 6,200 đồng lên 12,800 đồng. Đến gần ba tháng đầu năm nay, cổ phiếu HTV tăng tiếp 15% và hiện đang tiếp tục nhận được tín hiệu khá tích cực từ giới đầu tư nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng này. Doanh thu năm 2012 tăng 33%, góp phần làm cho LNST cổ đông công ty mẹ đạt con số 39.68 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ và vượt 76% kế hoạch. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp khác như PJT , SHC , TCO và GSP cũng đã có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2012 đầy biến động.
Các doanh nghiệp vận tải thủy lãi trong năm 2012:
Nguồn: VietstockFinance |
Các doanh nghiệp vận tải thủy lỗ trong năm 2012:
Nguồn: VietstockFinance |
Sanh Tín (Vietstock)
FFn
cổ phiếu bắt buộc vốn điều lệ bão đầu tư tài chính giới đầu tư doanh nghiệp kết quả doanh nghiệp vận tải gia lợi nhuận doanh thu công ty kinh doanh
Post a Comment