Header Ads

Hình ảnh tàu Hải giám xâm phạm chủ quyền Việt Nam

bão ngư dân việt nam lợi ích hợp pháp trái phép trung quốc trang thiết bị

Trung Quốc lại tiếp tục xua tàu ngư chính ào ạt ra biển Đông và xâm phạm vào các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 10/3, Cục Ngư nghiệp Nam Hải thuộc Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc, cho hay nước này đã tiến hành các chuyến tuần tra ngư chính thường kỳ tại vùng Biển Đông với lý do là "đảm bảo an toàn và các lợi ích hợp pháp của ngư dân Trung Quốc". Tổng cộng 21 tàu ngư chính cỡ vừa và lớn của Trung Quốc cùng hơn 3.000 nhân sự đã ào ạt tiến ra Biển Đông và xâm phạm vào các vùng lãnh hải quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

THX dẫn lời một quan chức nước này cho biết, các tàu hiện đang tuần tra cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các khu vực khác. Quan chức này cho biết thêm các tàu dự kiến lưu lại trong nhiều tuần, song không tiết lộ thời gian biểu cụ thể.

Bên cạnh đó, một đội tàu hải giám Trung Quốc (CMS) mang các số hiệu 83, 262, 263 cùng trực thăng hải giám B-7103 ngày 8/3 đã đến tuần tra trái phép các vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc tuần tra dự kiến kéo dài 9 ngày. Theo Tân Hoa Xã, đây là lần đầu tiên máy bay trực thăng và tàu hải giám được gửi đến cùng một lúc để tuần tra Hoàng Sa kể từ khi Trung Quốc thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa".

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc ngang nhiên thành lập trên đảo Phú Lâm của Việt Nam vào tháng 7/2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị một lần nữa khẳng định chủ quyền: "Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối," người phát ngôn nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao.

Đây là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, tiếp theo nhiều hoạt động xâm phạm trước đó. Tân Hoa Xã ngày 24/2 đưa tin, Cục Ngư chính Nam Hải vừa ra tuyên bố, do phải đối mặt với những "thách thức" mới trong công tác "bảo hộ ngư dân, bảo vệ chủ quyền", Ngư chính sẽ tiến hành cái gọi là tuần tra (phi pháp - PV) thường xuyên tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), hỗ trợ đắc lực cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trộm) tại vùng biển này.

Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải "phụ trách" khu vực Biển Đông cho biết, năm 2013 lực lượng này sẽ phải tập trung đối phó với nhiều thách thức mới, phải dốc toàn lực để thực hiện cái gọi là "bảo hộ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" ngoài khu vực quần đảo Trường Sa, lấy khu vực quần đảo Trường Sa làm trọng tâm của hoạt động "tuần tra" năm 2013.

Cụ thể, Ngư chính Trung Quốc sẽ "canh giữ chặt chẽ" khu vực bãi cạn Scarborough (vốn do Philippines kiểm soát bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tháng 4/2012), trông coi cẩn thận Bãi Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1990 - 1995, PV), tăng cường cái gọi là "quản lý" đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), Vịnh Bắc Bộ và triển khai "tuần tra" thường xuyên ngoài Trường Sa. Ngô Tráng cũng cho hay, lực lượng Ngư chính Nam Hải đã được đầu tư xây dựng căn cứ, trang thiết bị hiện đại, kiện toàn đội ngũ nhằm tăng tốc cái gọi là "bảo vệ chủ quyền" đối với Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa.

Trước đó, ngày 10/7/2012, tàu ngư chính số 46012 đã rời cảng Tú Anh thuộc thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam lên đường đi Trường Sa. Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Nam Sa.

Tàu ngư chính số 46012 thay thế tàu ngư chính số 301 làm nhiệm vụ bảo vệ đảo đá ngầm Vành Khăn (Trung Quốc gọi là đá ngầm Mỹ Tế) và quản lý ngư chính trong thời gian 50 ngày. Đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thực hiện tuần ngư chính ở Trường Sa.

Tiếp đó, ngày 15/7, 30 tàu cá của Trung Quốc đã tiến tới khu vực Đảo đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 30 tàu cá lượn lờ trên biển khoảng 78 giờ đồng hồ. Tàu Ngư chính 310 của Trung Quốc sau đó cũng tới Đảo đá Chữ Thập để, theo luận điệu của Bắc Kinh, làm công tác bảo vệ, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin.

Liên quan đến vụ việc này, Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viên Ngoại giao cho biết: "Đây là hành động đã nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, cố ý tạo ra tranh chấp ở vùng không có tranh chấp. Sau khi thành lập trái phép cái gọi là Thành phố Tam Sa, Trung Quốc liên tiếp có những động thái làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực".

Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ cho biết: "Hành động đưa tàu cá ra Trường Sa là sự xâm phạm chủ quyền một cách thô bạo. Tôi cho rằng, điều này cũng không có gì bất ngờ vì Trung Quốc từ lâu bộc lộ rõ ý đồ xâm chiếm Biển Đông. Điều đáng nói là họ sẽ còn thực hiện nhiều hành động khác dưới dạng gây sức ép kinh tế lên các nước ASEAN".

Mở đầu cho đợt xua ngư chính ra biển Đông, ngày 1/8 tờ Nhật báo Hải Nam đưa tin, 12h trưa nay 1/8 lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông (phi pháp và vô hiệu) của Bắc Kinh sẽ hết hiệu lực, 8994 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ đồng loạt ra ngư trường trên biển Đông để đánh bắt trái phép, nơi phía Trung Quốc gọi là "ngư trường Tam Sa".

Một quan chức thuộc Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam cho biết, tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họ đổ ra biển Đông đánh bắt (trái phép). (Ảnh: tổng hợp)

trung quốc ngư dân trái phép trang thiết bị lợi ích hợp pháp bão việt nam

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.