U-2 của Mỹ bất lực trước tường lửa Iran
gián điệp iran bão máy bay quân sự
Tư lệnh phòng không Iran ngày 12/3 cho biết, nước này đã xua đuổi một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ khi đang cố bay vào không phận Iran.
Tư lệnh Căn cứ phòng không Khatam al-Anbiya của Iran, Thiếu tướng Farzad Esmaili cho biết, các hệ thống phòng không của nước này đã phát hiện ra chiếc máy bay do thám có khả năng tàng hình trước radar này tại miền Nam Iran hôm 10/2 và lập tức phát tín hiệu cảnh báo làm nó phải quay đầu chuồn êm khỏi khu vực này.
Trước đó máy bay do thám U-2 của Mỹ được mệnh danh là "Tên gián điệp" không bao giờ bị bắt.
Việc ra đời của chiếc U-2 bắt đầu từ tham vọng của người Mỹ khi họ muốn có những bức ảnh do thám không trung phản ánh các cơ sở quân sự và quá trình phát triển công nghệ hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh luôn khiến các lãnh đạo quân sự và chính trị của Mỹ đau đầu và người Mỹ đã thở phào khi vào cuối năm 1954, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã chỉ huy và chế tạo thành công máy bay thám không U-2 hiện đại nhất thời bấy giờ.
U-2 bắt đầu cuộc đời gián điệp vào ngày 4/7/1956, lần đầu tiên nó bay vào vùng trời Liên Xô. Sau đó, cứ thế liên tục khuấy động bầu trời vì Liên Xô khi đó chưa chế tạo được thứ vũ khí nào bắn rơi được máy bay gián điệp "tít trên chín tầng mây", mặc cho U-2 ngao du trên bầu trời của mình suốt 4 năm và thu thập được vô cùng nhiều những tin tức tình báo quý giá.
U-2 được thiết kế để chụp ảnh các căn cứ quân sự và hạt nhân của Liên Xô ở độ cao (24.000 mét) không có loại vũ khí hiện đại nào của quân đội Liên Xô thời đó có thể bắn tới.
"Chim sắt do thám" U-2 được lắp đặt các hệ thống máy ảnh thám không tự động loại Hycon 73C và 73B Pan có khả năng chụp được hơn 4.000 ảnh do thám trong một lần xuất kích với độ chính xác rất cao, trong đó những vật thể có kích thước nhỏ đến 30 cm cũng không bị các máy ảnh hiện đại này bỏ qua.
Về hình dáng, bề ngoài chiếc U-2 của không quân Mỹ trông giống như một con cá măng được sơn đen. Với chiều dài sải cánh 23,5 mét và chỉ duy nhất 1 động cơ chính, U-2 có thể bay ở độ cao nơi không khí có nồng độ khí oxy thấp chính vì vậy mà loại máy bay thám thính này có thể dễ dàng trốn thoát được sự kiểm soát của các radar và tên lửa phòng không của đối phương.
Tuy nhiên một chiếc U-2 đã bị phòng không Liên Xô bắn hạ vào ngày 1/5/1960 khiến cho nó không còn là tên gián điệp không thể bắn hạ.
Phát biểu với các phóng viên về khả năng phòng không của Iran trước việc phát hiện và xua đuổi một chiếc U-2 của Mỹ, Thiếu tướng Farzad Esmaili cho biết các lực lượng của ông thực hiện 4 nhiệm vụ, bao gồm: phát hiện, nhận dạng và theo dõi các máy bay của đối phương bằng việc sử dụng 3.600 cơ sở phòng không hoạt động theo một hệ thống phòng không tích hợp.
"Chiếc máy bay U-2 của Mỹ đang bay từ phía Tây Nam Pakistan đến khu vực phía Đông biển Oman và mọi chuyển động của máy bay đã bị các hệ thống radar và giám sát điện tử của chúng tôi theo dõi", Thiếu tướng Esmaili nói và cho biết thêm rằng, hệ thống radar ở Vịnh Persian của Iran đã phát một cảnh báo cho máy bay khi nó đang cố bay vào không phận của Iran trên vùng biển Oman và phía Đông Nam Eo biển Hormuz. (Theo ANTĐ/ Tân hoa xã)
máy bay gián điệp iran quân sự bão
Post a Comment