Header Ads

Có nhưng không dùng

Có nhưng không dùng

Bảo hiểm trồng Caosu

Cơn bão số 10 quét qua các tỉnh miền Trung để lại thiệt hại vô cùng nặng nề, trong đó có thiệt hại kinh tế từ hàng ngàn hécta cây caosu. Theo thống kê chưa đầy đủ, bão số 10 quét tan tành 17.000ha caosu tại 2 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình. Nhưng đáng buồn, gần như không có hécta caosu nào được các DN trồng caosu mua bảo hiểm mưa bão mặc dù sản phẩm bảo hiểm đã có từ năm 2009.

Bài học cũ, thiệt hại lớn

Những thiệt hại của cơn bão số 10 đối với cây caosu trên dải đất miền Trung không hề mới. Chắc hẳn DN cũng như người trồng caosu tại miền Trung vẫn còn nhớ cơn bão số 9 năm 2009 quét vào miền Trung - đoạn từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Kon Tum - đã gây thiệt hại lên đến 700-800 tỉ đồng đối với cây caosu.

Trong đó, Quảng Trị gãy đổ trên 60.000 cây caosu, tương đương 165ha; Quảng Ngãi mất trắng 50% trong tổng số 1.260ha với  351ha đang thời kỳ lấy mủ. Đến cơn bão số 10 vừa qua, thiệt hại đối với cây caosu vượt quá sức chịu đựng của người trồng caosu. Tại Quảng Bình, hơn 10.000ha caosu bị gãy đổ, Quảng Trị là 6.900ha. Nếu tính bình quân thiệt hại mỗi hécta là 200 triệu đồng thì chỉ riêng bão số 10, DN và người trồng caosu tiểu điền đã mất trắng 3.400 tỉ đồng.

Rủi ro cao nhưng không muốn mua bảo hiểm

Nếu các sản phẩm nông nghiệp phải đợi đến khi Thủ tướng ban hành quyết định thí điểm bảo hiểm nông nghiệp thì mới có cơ hội tiếp cận biện pháp bảo vệ rủi ro. Còn với cây caosu, từ sau cơn bão số 9 năm 2009, các Cty bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT) đã xây dựng sản phẩm bảo hiểm mưa bão cho cây caosu, bao gồm cả cây trồng kiến thiết cơ bản và cây khai thác.

Ông Phạm Quang Hưng - Chuyên viên phụ trách bảo hiểm Tài sản kỹ thuật - cho biết: Miền Trung là rốn bão của cả nước nên từ năm 2010, sản phẩm bảo hiểm rủi ro do bão với cây caosu đã được triển khai với điều kiện được bảo hiểm là bão đổ bộ cấp 8 trở lên. Người dân hay DN sẽ được đền bù với mức khấu trừ (mức tổn thất nhỏ nhất bắt đầu được bồi thường) tùy theo từng điều kiện hợp đồng, thường là từ 10-20%.

Với vườn cây kiến thiết cơ bản cơ sở để tính phí cũng như bồi thường khi rủi ro xảy ra dự trên khai báo giá trị đầu tư của người trông cây, dao động khoảng 70-100 triệu đồng/ha trong năm đầu tiên và lũy kế các năm tiếp theo. Còn đối với vườn cây đang khai thác, Cty BHPNT sẽ bồi thường theo sản lượng mủ đang khai thác trong năm. Tỉ lệ đóng phí bảo hiểm từ 0,3-0,65% số tiền bảo hiểm. Giới hạn bồi thường là 10%.

Cụ thể, với giá trị khai báo bảo hiểm là 100 triệu đồng thì giới hạn được bồi thường là 10 triệu đồng và mức phí lớn nhất người mua phải chịu là 650.000 đồng năm. Giới hạn bồi thường có thể thay đổi tùy theo yêu cầu người mua bảo hiểm theo nguyên tắc phí càng cao bồi thường càng lớn.

Tuy nhiên, DN cũng như người trồng caosu tiểu điền chưa mặn mà với bảo hiểm mưa bão, vì theo họ tỉ lệ bồi thường chỉ 10% là quá thấp và mức phí mua bảo hiểm vẫn cao. Do vậy, đến thời điểm hiện tại chỉ một số DN Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mua bảo hiểm, còn hầu hết các DN, nông trường, hay hộ tiểu điền ở miền Trung đều chưa mua.

Lý giải về mức phí bảo hiểm, đại diện Cty BHPNT cho biết phí bảo hiểm mưa bão cho cây caosu ở miền Trung được xây dựng trên cơ sở tần suất bão cấp 8 đổ bộ. Ví dụ, tần suất bão là 10 năm thì mức phí thu hằng năm phải đảm bảo nếu thu đủ 10 năm bằng số tiền Cty bảo hiểm phải bồi thường cho khách hàng. Nếu bão xuất hiện mau hơn thì Cty bảo hiểm phải chịu tổn thất.

Còn về giới hạn bồi thường thấp thì theo ông Hưng, đấy là tính toán của Cty bảo hiểm để giảm phí mua hằng năm cho khách hàng

."Nếu tăng giới hạn bồi thường thì người mua sẽ phải đóng phí cao hơn mà tỉ lệ rủi ro theo tính toán thì vẫn thế. Ví dụ để bồi thường 10 triệu đồng người mua bảo hiểm mất 650.000đồng/năm, nhưng nếu muốn đền bù 100 triệu đồng thì phí sẽ phải là 6,5 triệu đồng. Như vậy là không kinh tế" - ông Hưng phân tích. Đối tượng phù hợp cho việc mua sản phẩm này là các DN hay nông trường caosu. Tuy nhiên với hộ tiểu điền mà diện tích trồng từ 1-5ha vẫn có thể xem xét tham gia.

Trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết với rủi ro mất trắng tài sản sau một cơn bão thì việc tham gia bảo hiểm là điều cần thiết. Việc được khoản bồi thường bảo hiểm sau khi thiệt hại giúp DN cũng như người dân có điều kiện vượt qua khó khăn ban đầu.

Từ khoá: tham gia bảo hiểm bảo hiểm tài sản người mua bảo hiểm thiệt hại bão bảo hiểm thí điểm bảo hiểm bảo hiểm nông nghiệp sản xuất nông nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sản phẩm phí bảo hiểm bồi thường bảo hiểm nông nghiệp phi nhân thọ đóng phí bảo hiểm tiền bảo hiểm số tiền bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm mức phí bảo hiểm được bồi thường mua bảo hiểm bồi thường khai thác bảo hiểm rủi ro

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.