Vì cuộc sống mưu sinh, họ phải chui vào hầm lò than sâu cả trăm mét trong lòng đất. Tử thần có thể "hỏi thăm" bất cứ lúc nào bởi bảo hộ lao động cho họ chỉ là tấm lưng trần cùng đầu "đội" tóc...
Vụ sập hầm lò than tại Công ty CP Than Khoáng Sản Kim Bôi (xóm Vọ, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã khiến 4 người chết, 2 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Sau hơn 10 ngày xảy ra vụ việc, PV đã đến "mục sở thị" và không khỏi ngạc nhiên khi thấy công nhân vẫn đang phải làm việc trong môi trường độc hại với cường độ làm việc cao nhưng gần như không hề trang bị cho mình những dụng cụ bảo hộ lao động.
Tại hiện trường vụ nổ khí than, lò than số 3 - nơi xảy ra vụ tai nạn miệng hầm đã được cơ quan chức năng niêm phong, còn các hầm lò khai thác bên cạnh vẫn đang hoạt động như bình thường.
Ở các miệng lò thọc sâu xuống lòng đất này, cứ chốc chốc lại có một thùng than được kéo lên bằng tời. Với các lò nằm xiên ngang những mẻ than được công nhân kéo bằng xe cải tiến cứ thế chui ra khỏi miệng hầm lò.
"Người làm việc vẫn cứ làm việc, người thu dọn đồ đạc nơi xảy ra vụ việc vẫn thu dọn chứ. Dân chúng tôi biết là khổ nhọc nhưng họ chưa cấm khai thác thì anh em vẫn chui ra chui vào để kiếm tiền nuôi gia đình. Còn bảo hộ lao động hay bảo hiểm tai nạn thì thực tế là không có, đến cái ủng tôi cũng phải tự đi mua ở chợ", anh Bùi Văn Bản - công nhân làm việc ở đây cho biết.
|
Công ty CP Than Khoáng Sản Kim Bôi tiền thân là Khoáng sản Hòa Bình (1960), với diện tích 17 ha, gồm có 10 lò. |
|
Đường vào nơi khai thác than phải băng qua những con suối nước đen ngòm và những đoạn đèo dốc khúc khuỷu. |
|
Mỗi lò than được đào thành hầm dài cả trăm mét ăn sâu trong lòng đất. Trong ảnh: Lò than số 3, vỉa số 8 sâu gần 30 mét và đi xiên ngang với chiều dài hơn 150 mét là hầm than thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn. |
|
Các công nhân làm việc trong bãi than đều là lao động thời vụ với công ty, không tham gia bảo hiểm; mức thu nhập 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. |
|
Hiện tại, theo quan sát - ghi nhận phần lớn công nhân ở đây làm việc với cường độ cao, công việc nặng nhọc, rất ít sử dụng các đồ bảo hộ lao động thân thể. |
|
Tình trạng này rất nguy hiểm với công nhân khai thác than. Vừa qua vụ nổ khí than ở đây các nạn nhân không cứu được chủ yếu là do bị bỏng ở những nơi không được bảo hộ (bỏng nặng 70-85%). Trong ảnh:Nạn nhân Bùi Văn Chỉnh (27 tuổi), xóm Thông, xã Cuối Hạ bị bỏng đến 90%, sau hơn 10 ngày điều trị do không có tiền chữa trị tại bệnh viện nên được đưa về nhà, đến nay anh đã không qua được cơn nguy kịch. |
|
Trao đổi với lãnh đạo công ty, ông Vũ Đức Cảnh, Phó giám đốc cho biết: "Khi nhận công nhân vào làm việc tại các hầm than phía công ty đã cung cấp cho anh em các trang thiết bị bảo hộ như quần áo, mũ, đèn, ủng v.v..." |
|
Tuy nhiên, theo các công nhân thì họ làm việc ở đây không được công ty trang bị các đồ bảo hộ, ngay cả đến cả cái ủng cũng phải tự đi mua. |
|
Hiện nay, tại nhiều hầm than công nhân đang làm việc với dòng điện không đủ tiêu chuẩn, đảm bảo sự an toàn cho người lao động. |
Làm việc trong môi trường độc hại, hàng ngày đối mặt với "tử thần" nhưng các công nhân ở đây không có bảo hiểm độc hại hay bảo hiểm tai nạn lao động trong quá trình làm việc. |
|
Đến UBND xã Cuối Hạ, Phó Chủ tịch Bùi Thanh Toán cho biết: "Công ty CP Than Khoáng Sản Kim Bôi đóng tại địa phương từ rất lâu và trải qua nhiều đời giám đốc. Đã có nhiều tai nạn xảy ra như sập lò than, nổ khí than. Xã chỉ là đơn vị quản lý hành chính do công ty CP Than Khoáng sản Kim Bôi đóng trên địa bàn, còn công ty thì trực thuộc Sở Công thương. |
Từ khoá: bão mức thu nhập bảo hiểm trang thiết bị lao động bảo hiểm tai nạn công nhân không có bảo hiểm tai nạn lao động tham gia bảo hiểm tai nạn công ty người lao động khai thác
Post a Comment