Header Ads

Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

TTCK phái sinh là vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Nguồn: internet

Theo đó, thị trường này sẽ hoạt động dưới sự quản lý của Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) Việt Nam - được hình thành trên cơ sở hợp nhất Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội.

Trong Hội thảo về TTCK phái sinh do UBCKNN tổ chức ngày 30/10, TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN, đề xuất những lý do cần thiết phải xây dựng hành lang pháp lý là Nghị định cho TTCK phái sinh là cần thiết, bởi thị trường này đã được Thủ tướng đề cập trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020. Trên thị trường, có một số loại chứng khoán phái sinh đã xuất hiện, nhưng bị cấm, do chưa có khung pháp lý cho sản phẩm này.

Cốt yếu là pháp lý

Tại Việt Nam, sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán... là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các NĐT khi tham gia các thương vụ giao dịch. Để hạn chế những rủi ro này, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành và từng bước đưa vào hoạt động.

Yêu cầu thiết lập một thị trường phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở là chứng khoán. Qua đó cần có cơ chế pháp lý đầy đủ và được vận hành dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm thúc đẩy thị trường vốn phát triển và cấu trúc lại mô hình tổ chức TTCK và hình thành sàn giao dịch phái sinh có tổ chức.

Thị trường phái sinh tập trung hoàn toàn khác với thị trường phái sinh phi tập trung (OTC) cho nên cần lựa chọn các công cụ phái sinh, hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, bù trừ và cơ chế quản lý, giám sát. Trong điều kiện hiện nay, chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về hành lang pháp lý là có thể cho vận hành thị trường cũng như bảo vệ NĐT trước những rủi ro giao dịch và thanh toán.

Các loại sản phẩm phái sinh cần dựa trên công cụ cơ sở (gốc) như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán... được chuẩn hóa từ độ thấp đến cao, phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường.

Theo kinh nghiệm của các thị trường phái sinh trong khu vực, các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số (index future; index option), phái sinh dựa trên trái phiếu (bond future) là sản phẩm giao dịch đầu tiên, sau đó phát triển lên các sinh dựa trên cổ phiếu (stock option; stock future) và về lâu dài cần thống nhất xây dựng một thị trường phái sinh cho tất cả các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa.

Trên thực tế, chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính phức tạp, đòn bẩy cao, rủi ro lớn, nên UBCKNN cũng rất thận trọng trong việc giao cho các công ty chứng khoán (CTCK) là thành viên thanh toán bù trừ để phù hợp với khả năng thiết kế và quản lý sản phẩm.

Để lựa chọn mô hình này, đồng nghĩa với việc chỉ các CTCK đủ lớn, có tình hình tài chính tốt, mới được tham gia TTCK phái sinh. Ví dụ như phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng, vốn khả dụng từ 300% trở lên trong vòng 6 tháng liên tiếp và phải đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng công nghệ.

Phòng ngừa rủi ro

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức GIZ (Đức), việc phát triển chứng khoán phái sinh là cần thiết, nhưng phải hội đủ các điều kiện như nhân lực, cơ sở pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và có cơ chế bảo đảm, kiểm soát rủi ro tốt để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh.

Một số chuyên gia khác phân tích cần phải hoàn thiện và phải thiết lập được cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm hiệu quả, đủ sức xử lý các rủi ro cụ thể, thì mới nên vận hành TTCK phái sinh. Bởi thị trường phái sinh có thể giao dịch sôi động hơn thị trường chính thức. Vì vậy, cơ quan quản lý cần sớm thiết lập cơ chế vay và cho vay chứng khoán, cơ chế cho phép bán khống, đồng thời hỗ trợ tạo lập một cơ chế quản trị rủi ro tốt hơn cho các thành viên.

Ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc khối khách hàng tổ chức CTCK Sài Gòn (SSI), cho rằng các sản phẩm phái sinh phải được xây dựng trên các chứng khoán đã có sẵn thanh khoản cao và phải thu hút nhiều người tham gia. Đặc biệt không nên hạn chế sự tham gia của các thành viên thị trường quốc tế và các NĐT nước ngoài. Họ sẽ đem vốn, kinh nghiệm để thúc đẩy thanh khoản tích cực cho TTCK phái sinh.

Còn TS. Quách Mạnh Hào thì nhận định dù phái sinh là công cụ rào chắn rủi ro nhưng sau khi sử dụng có thể thấy đây là một công cụ mang tính chất đầu cơ. Về bản chất là công cụ phòng tránh rủi ro nhưng về lâu dài lại tạo ra các trạng thái rủi ro mà nếu không được quản lý hiệu quả sẽ dẫn đến rủi ro lớn cho người sử dụng và cả hệ thống. Bán khống là vấn đề cần thiết, là điểm đầu tiên cần phát triển để hình thành khung pháp lý, hình thành thông lệ cho NĐT về rủi ro phát sinh trong tương lai.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc thiết lập thị trường phái sinh gắn liền với việc tái cấu trúc TTCK. Chúng ta đang hướng tới mô hình sáp nhập các Sở GDCK thành 1 Sở giao dịch thống nhất như nhiều quốc gia đã và đang thực hiện, có đầy đủ các loại thị trường từ thị trường thanh toán bằng tiền (cash market) tới thị trường phái sinh (derivatives market) để phòng ngừa rủi ro.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm, phức tạp cần sự tham gia chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước và toàn thị trường. Có như vậy, thị trường mới bảo đảm vận hành thành công.

Theo thoibaokinhdoanh.vn

Từ khoá: mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước phức tạp phát triển chiến lược phát triển xây dựng nguyễn thanh hải thị trường quốc tế sản phẩm tái cấu trúc thanh toán quản lý nhà nước bão quản trị rủi ro nguyên nhân gây ra rủi ro thị trường mới pháp lý chứng khoán gia phát triển thị trường thị trường tài chính

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.