Header Ads

Bộ trưởng Tài chính: Mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc không nhiều

Mức độ lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc là không nhiều. Đầu tư chứng khoán của Trung Quốc là 0,33% so với quy mô thị trường của Việt Nam. Hiện có 2 nhà đầu tư lớn từ Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là dài hạn nên không đáng ngại.

Bộ trưởng Tài chính: Mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc không nhiều
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Ảnh: NLĐ

Sáng nay (11.6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục phần trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trả lời câu hỏi của ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM): Xin Bộ trưởng cho biết thông tin, số liệu mức độ lệ thuộc và phụ thuộc (nếu có) về tài chính của Việt Nam đối với Trung Quốc, cụ thể là nợ công mà chủ nợ là Nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước với Trung Quốc; nguồn vốn (vốn ODA từ Trung Quốc) và các dự án có liên quan, hiệu quả và chất lượng của các dự án này; vốn của các DN tư nhân hoặc nhà nước TQ trong các doanh nghiệp cổ phiếu hóa của VN (nếu có), Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết:

Mức độ lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc là không nhiều. Đầu tư chứng khoán của Trung Quốc là 0,33% so với quy mô thị trường của Việt Nam. Hiện có 2 nhà đầu tư lớn từ Trung Quốc là đầu tư vào cà phê Đồng Nai và Vincom. Họ đầu tư dài hạn nên không đáng ngại. Về tổng số vay nợ Trung Quốc cũng không ảnh hưởng lớn.

Cũng nói về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng hợp tác làm ăn theo pháp luật với Trung Quốc "thua hai bên cùng thua", vay mượn của chúng ta với Trung Quốc không lớn.

Cũng liên quan đến lĩnh vực tài chính, câu hỏi của ĐB Nguyễn Sĩ Cương về giá thuốc đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Quản lý giá thuốc chúng ta theo Luật dược cũ, trong luật đấu thấu có thêm chương thuốc, quản lý giá thuốc bằng thông tư, phân chia thuốc theo nhóm. Quản lý thuốc có 2 loại lớn, 1 là chi trả theo ngân sách nhà nước, còn thuốc ngoài thị trường quản lý bằng tổ liên ngành thị trường. Các nước chỉ quản lý thuốc chi bằng ngân sách, còn thuốc ngoài thị trường để quy luật thị trường điều chỉnh. "Ta quản lý khá chặt, quản lý ngoài thị trường. Kết quả tỉ lệ tiền thuốc chi trong bảo hiểm y tế giảm 20 -25%, tỷ lệ thuốc nội tăng lên gấp đôi"- Bộ trưởng Y tế cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, thuốc tuy là mặt hàng nhạy cảm nhưng mức độ tăng giá chỉ đứng thứ 9/11 mặt hàng, thuốc Việt Nam hiện chiếm 50% trên thị trường. Còn so với các nước như Trung Quốc và Thái Lan giá rẻ hơn 2 -3 lần.


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.