"Nội soi" tiêm kích tàng hình F-35 mà châu Á "khao khát"
Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang mong muốn sở hữu hàng trăm chiếc tiêm kích tàng hình F-35 nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Tiêm kích tàng hình F-35 được phát triển từ mẫu thử nghiệm công nghệ X-35 (trong ảnh) dành cho nhiệm vụ: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu chiếm ưu thế trên không. Đây được xem như là giải pháp trang bị cho đồng minh Mỹ máy bay tiên tiến, thay cho việc phải xuất khẩu tiêm kích F-22.
Dự án phát triển F-35 được xem là một trong dự án có sự góp mặt của nhiều đối tác quốc tế nhất trên thế giới. Ngoài Mỹ, đầu tư cho dự án F-35 còn có 8 quốc gia khác gồm: Vương quốc Anh (2,5 tỷ USD) Italy (1 tỷ USD); Hà Lan (800 triệu USD); Canada (400 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD); Australia (144 triệu USD); Na Uy (122 triệu USD); Đan Mạch (110 triệu USD).
F-35 được phát triển với 3 biến thể chính, chủ yếu là phù hợp với phương án cất hạ cánh trên đường băng thường, hay trên hạm tàu. Trong ảnh là biến thể cất hạ cánh thông thường F-35A dự kiến trang bị Không quân Mỹ và các nước khác trên thế giới. Đây được xem là biến thể nhỏ nhất, nhẹ nhất, rẻ nhất (122 triệu USD/chiếc) trong "gia đình nhỏ" F-35.
Thành viên dành được nhiều sự quan tâm nhất của dòng F-35 là, biến thể cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B. Loại này được thiết kế trang bị trên tàu sân bay hạng nhẹ (đường băng ngắn, không có máy phóng), tàu đổ bộ có boong phóng máy bay (một loại tàu rất phổ biến ở nhiều nước châu Á như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Thách thức lớn trong thiết kế F-35B chính là loại động cơ cho máy bay. F-35B trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy có phần ổng xả có thể "đổi chiều" (hướng xuống dưới, hoặc hướng ngang đẩy máy bay) và một cánh quạt nâng vận hành bằng trục tiên tiến.
Loại động cơ này cho phép chiếc F-35B cất cánh ngắn trên boong tàu không cần máy phóng thủy lực. Đặc biệt nó có thể hạ cánh thẳng đứng trên tàu như trực thăng. Trong ảnh là cánh quạt nâng đặt ở sau buồng lái, trước động cơ.
Nhưng cũng chính vì công nghệ động cơ tối tân này mà góp phần làm tăng giá bán, giúp nó trở thành biến thể đắt nhất dòng F-35, 150 triệu USD/chiếc. Trong ảnh là tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu đổ bộ đa năng Hải quân Mỹ.
Biến thể F-35C được thiết kế hoạt động trên tàu sân bay truyền thống với cánh có thể gấp lại, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh. Trong ảnh là mẫu F-35C thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng trên mặt đất.
Ngoài các điểm khác biệt phù hợp với phương thức cất hạ cánh, nhìn chung tất cả biến thể F-35 đều thiết kế giống nhau về kiểu dáng, trang bị điện tử, vũ khí. Tiêm kích F-35 thiết kế với kỹ thuật hàng hình bền bỉ, bảo trì ít tốn kém hơn.
Tiêm kích tàng hình F-35 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại hàng đầu thế giới như: radar mạng pha điện tử chủ động AN/APG-81, hệ thống ngắm mục tiêu quang - điện tử, hệ thống radar cảnh báo tên lửa... Trong ảnh là buồng lái "số hóa" 100% trên F-35 với màn hình lớn hiển thị thông tin, không còn những dãy đồng hồ hay chi chít nút bấm trên bảng điều khiển.
Phi công lái F-35 được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống hiển thị trên mũ. Theo đó, hình ảnh bên ngoài được truyền trực tiếp tới màn hình hiển thị trên mũ phi công thông qua 6 máy quay hồng ngoại gắn xung quanh máy bay. Các thiết bị cảm biến gắn trên mũ cho phép xác định vị trí, góc nhìn của phi công để cung cấp hình ảnh góc nhìn đó trên mũ bay. Ngoài ra, mũ bay còn hỗ trợ khả năng điều khiển vũ khí qua mắt phi công.
Tiêm kích tàng hình F-35 thiết kế với khoang vũ khí trong thân nhằm tối ưu khả năng tành hình trước radar đối phương. Khoang trong thân mang được tối đa 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, AIM-9 hoặc 2 tên lửa đối không, 2 tên lửa đối đất hoặc 4 bom có điều khiển.
Nếu đánh đổi khả năng tàng hình, F-35B có thể mang tổng cộng 12 tên lửa AIM-120, AIM-9 hoặc 6 bom 910kg, 2 tên lửa AIM-120 và 2 AIM-9 trên các giá treo trong thân và ngoài cánh.
Ngoài các loại vũ khí do Mỹ sản xuất, F-35B còn tích hợp tên lửa do các nước châu Âu sản xuất như: tên lửa không đối đất Brimstone (Anh), Storm Shadow (liên doanh Anh- Pháp - Italy); tên lửa không đối hạm JSM (Na Uy)...
Mặc dù trong quá trình thử nghiệm, 3 biến thể F-35 mắc vô số lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhu cầu từ các nước châu Á, họ đang cần hơn bao giờ hết một mẫu tiêm kích đủ mạnh đối chọi J-20 và J-31 của Trung Quốc.
Post a Comment