Header Ads

Thị trường bảo hiểm Việt Nam vững vàng trong gian khó

PHÙNG ĐẮC LỘC - Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

(Tài chính)Năm 2013, nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính - bảo hiểm nói riêng tiếp tục gặp khó khăn. Điều này đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp khi nhu cầu về bảo hiểm tài sản giảm sút đáng kể, người dân có thu nhập trung bình thấp khó có thể tiết kiệm để tiếp tục duy trì hoặc ký kết các hợp đồng bảo hiểm mới... Tuy nhiên, nhìn sang năm 2014, với kết quả tích cực từ nỗ lực tái cơ cấu thị trường và doanh nghiệp trong thời gian qua, thị trường bảo hiểm dự báo sẽ có những bước phát triển mới.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam vững vàng trong gian khó

Năm 2014, thị trường bảo hiểm dự báo sẽ có những bước phát triển mới. Nguồn: internet

Nhìn lại thị trường bảo hiểm năm 2013

Khuôn khổ pháp lý nhằm tái cấu trúc, phát triển thị trường bảo hiểm ngày càng hoàn thiện.

Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực 15/10/2013 thay thế cho Nghị định 41/2009/NĐ-CP với mức phạt tối đa đối với cá nhân 100 triệu đồng, với tổ chức 200 triệu đồng và bổ sung hình phạt "đình chỉ hoạt động có thời hạn một phần nội dung, phạm vi liên quan đến hành vi vi phạm trong giấy phép thành lập và hoạt động".

Ngày 31/7/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 101/2013/TT-BTC thành lập Quỹ Bảo vệ người tham gia bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) mất khả năng thanh toán hoặc phá sản. Ngày 20/8/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm hưu trí tự nguyện và Quỹ bảo hiểm hưu trí, tạo ra khung pháp lý để triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

Ngoài ra, trước tình hình bảo hiểm vật chất xe ô tô nhiều năm liên tục thua lỗ, Bộ Tài chính cũng đã có công văn yêu cầu các DNBH đăng ký lại quy tắc điều khoản biểu phí để đảm bảo an toàn tài chính đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời, đầy đủ cho khách hàng. Bộ Tài chính cũng đã phối hợp Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phối hợp với các DNBH xúc tiến việc thành lập Quỹ bảo hiểm năng lượng nguyên tử chuẩn bị bảo hiểm các nhà máy điện nguyên tử xây dựng vào năm 2014...

Tiếp tục tái cấu trúc DNBH, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả đầu tư.

Năm 2013, đã có 2/7 tập đoàn (gồm Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Than-Khoáng sản) hoàn thành việc thoái vốn trong lĩnh vực bảo hiểm, có 6 DNBH tăng vốn điều lệ với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng... Về nâng cao hiệu quả đầu tư, Bộ Tài chính đã yêu cầu các DNBH duy trì khả năng thanh toán, thực hiện đầu tư theo nguyên tắc an toàn, thận trọng và đảm bảo giới hạn đầu tư theo quy định; Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư tài chính, trích lập dự phòng bồi thường bảo hiểm và sử dụng quỹ dự phòng dao động lớn.

Về nâng cao năng lực quản trị, Bộ Tài chính đã yêu cầu các DNBH tiến hành rà soát và đã đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn người quản trị điều hành, không kiêm nhiệm nhiều chức danh tại một DNBH và tại các DNBH nhằm tránh xung đột về lợi ích và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNBH. Chỉ đạo các DNBH triển khai thực hiện triệt để các quy trình nghiệp vụ đã xây dựng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về công bố thông tin, đảm bảo đúng, đủ, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật...

Nhiều chính sách thuế tạo thuận lợi cho thị trường bảo hiểm được tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) và các nghị định, thông tư hướng dẫn đều tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNBH và người tham gia bảo hiểm. Những cơ sở pháp lý trên đã nâng cao hiệu quả của chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đồng thời tạo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch để các DNBH phát triển cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm. Năm 2013, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các DNBH triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác tại các mảng thị trường tiềm năng, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng cường hiệu quả kinh doanh của các DNBH. Theo đó, đã có 8 DNBH mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trên cả nước (tổng cộng mở thêm 18 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện), 39 sản phẩm nhân thọ mới và sản phẩm sửa đổi, bổ sung được Bộ Tài chính phê chuẩn, nâng tổng số sản phẩm nhân thọ cung cấp trên thị trường lên 325 sản phẩm.

Ba DNBH phi nhân thọ (Bảo Việt, Bảo Minh, Tái bảo hiểm) tiếp tục tiến hành triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa, vật nuôi, thủy sản tại 20 tỉnh thành phố. Bảy DNBH phi nhân thọ (Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, QBE, UIC, AIG, Bảo Việt Tokiomarine) tiến hành triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Một số DNBH đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến nhằm hiện đại hóa công nghệ bán hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng...

Những kết quả ấn tượng và dự báo năm 2014

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Năm 2013, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ gặp rất nhiều khó khăn về nhu cầu bảo hiểm tài sản của các tổ chức kinh tế-xã hội giảm cả về số lượng lẫn giá trị (trừ khấu hao), giảm cả về khả năng tài chính của các tổ chức này đóng phí bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động cầm chừng hoặc ngưng trệ đã phải chọn giải pháp mua bảo hiểm theo rủi ro trọng yếu (cháy nổ, bão lụt) hoặc mua bảo hiểm theo tháng, quý, chuyến hành trình.

Các DNBH qua 2 năm (2011-2012) cho cơ sở sản xuất kinh doanh nợ phí hoặc chuyển nợ phí thành trái phiếu DN, góp vốn liên doanh nay buộc phải xử lý nên đã chấp nhận không cho khách hàng nợ phí bảo hiểm, kể cả họ có thể chuyển sang mua bảo hiểm của đối thủ cạnh tranh. Nhiều DNBH "nói không" với bảo hiểm taxi, xe container, giấy gỗ, dệt may, hóa chất hoặc một số đội tàu chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Những khách hàng hoặc đối tượng được bảo hiểm có rủi ro thấp, quản lý rủi ro tốt là đối tượng để các DNBH cạnh tranh lôi kéo bằng hạ phí mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm, tăng chi phí giao dịch bán hàng để lôi kéo khách hàng...

Kết quả doanh thu khai thác phí bảo hiểm phi nhân thọ cho thấy, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng cao dần vào theo các quý, cụ thể: quý I: 5,06%, quý II tăng 6,07%, quý III: 8,13%. Ước tính doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2013 đạt 25.000 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 10% tương đương với tốc độ tăng trưởng của năm 2012. Để đạt được kết quả này, các DNBH đã chú trọng tiến hành tái cơ cấu một số nội dung:

- Tái cơ cấu vốn chủ sở hữu khi các tập đoàn, DN nhà nước thoái vốn khỏi lĩnh vực bảo hiểm, lựa chọn đối tác chiến lược, đối tác đầu tư bán cổ phần thu được thặng dư tốt, bảo toàn vốn, đảm bảo biên độ khả năng thanh toán, xử lý những khoản nợ khó đòi.

- Tái cơ cấu vốn đầu tư lựa chọn danh mục đầu tư có hiệu quả, trích lập dự phòng đầy đủ, xử lý những danh mục đầu tư bị thua lỗ, mất vốn.

- Tái cơ cấu về sản phẩm loại bỏ những sản phẩm gây lỗ nghiêm trọng, cải tiến sản phẩm bị lỗ hoặc chưa thu hút khách hàng, phát triển sản phẩm mới chú trọng phát triển sản phẩm sức khỏe, trách nhiệm và khách hàng cá nhân thay thế cho sản phẩm bảo hiểm tài sản của các tổ chức đang bị giảm sút.

- Tái cơ cấu kênh phân phối nâng cao chất lượng và số lượng đại lý bảo hiểm, phát triển phân phối qua ngân hàng, bưu điện, các tổ chức khác, phát triển bán hàng qua tổng đài điện thoại, thương mại điện tử.

- Tái cơ cấu mô hình tổ chức kinh doanh xếp sắp lại phòng ban trụ sở chính, chi nhánh hoặc công ty thành viên đi liền với quy định về phân quyền phân cấp theo năng lực người đứng đầu. Trong khai thác giám định bồi thường, xây dựng cải tiến quy trình kiểm soát nội bộ, các quy trình thủ tục khai thác giám định bồi thường phòng chống trục lợi bảo hiểm, tiết giảm chi phí quản lý và bán hàng.

- Tái cơ cấu nguồn nhân lực tiết giảm lực lượng lao động dôi dư, quy hoạch đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đề ra tiêu chuẩn chuyên môn và trình độ cho từng vị trí công tác.

- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu quản trị điều hành, quản trị rủi ro, quản trị đầu tư tài chính kế toán, tính phí bảo hiểm, phòng chống trục lợi bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ

Thị trường bảo hiểm nhân thọ gặp khó khăn khi người có thu nhập trung bình thấp hoặc thu nhập bấp bênh, do không đủ việc làm ngày công hàng tháng nên đã hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trước hạn. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán chưa phục hồi mạnh, lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm sút làm cho nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư không có kênh đầu tư đảm bảo an toàn hiệu quả. Điều này làm cho bảo hiểm nhân thọ giảm áp lực cạnh tranh khi giành "chiếc bánh thị phần" trong thu hút tiền nhàn rỗi dân cư.

Nhiều người dân đã có lựa chọn thông minh hơn đó là tham gia bảo hiểm nhân thọ vừa tiết kiệm sinh lời (bảo tức) vừa phòng chống rủi ro khi người tham gia bảo hiểm gặp sự cố bất ngờ, vừa thực hiện chắc chắn công việc mình không thể không làm trong tương lai nhờ số tiền bảo hiểm đã tích lũy được như cho con ăn học, trả nợ, mua căn hộ cho con ở riêng... Điều này giải thích được tại sao khi nền kinh tế gặp khó khăn mà bảo hiểm nhân thọ vẫn vững vàng tăng trưởng 18-20%.

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ có tốc độ tăng cao nhưng có chiều hướng giảm dần theo từng quý, ước cả năm tăng trưởng 15% đạt 21.000 tỷ đồng và khả quan hơn có thể là 17% 21.500 tỷ đồng. Doanh thu tăng nhờ có số lượng hợp đồng khai thác mới lớn hơn số lượng hợp đồng đáo hạn và hủy bỏ giữa chừng, tăng trưởng hàng quý đạt 8%. Số tiền bảo hiểm tăng nhờ số tiền bảo hiểm của mỗi hợp đồng khai thác mới ngày một tăng, phù hợp với nhu cầu của dân cư từ 200 triệu đồng, 500 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/hợp đồng.

Số phí bảo hiểm tăng cao nhờ có yếu tố số tiền của 1 hợp đồng tăng làm tăng số phí bảo hiểm phải đóng cùng với số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác tăng hàng kỳ. Tuy nhiên, số tiền chi trả bảo hiểm tăng phản ánh số lượng hợp đồng bảo hiểm đáo hạn tăng cũng như sự cố tai nạn bất ngờ xảy ra tăng. Số tiền hoàn trả tăng phản ánh số lượng hợp đồng hủy bỏ trước hạn do gặp khó khăn về thu nhập không đủ tiền đóng bảo hiểm.

Nhìn chung, năm 2013 trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm tuy có tăng trưởng chậm lại song vẫn đạt được kết quả nhất định. Theo đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường ước đạt 44.388 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.968 tỷ đồng, tăng 5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 20.420 tỷ đồng, tăng 11%.

Tổng số tiền các DNBH đã bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm ước đạt 17.685 tỷ đồng, trong đó các DNBH nhân thọ chi trả khoảng 8.095 tỷ đồng; các DNBH phi nhân thọ chi trả khoảng 9.590 tỷ đồng. Tổng số tiền đầu tư ước đạt 109.000 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2012, trong đó, DNBH nhân thọ khoảng 81.000 tỷ đồng, DNBH phi nhân thọ khoảng 28.000 tỷ đồng.

Năm 2014, các chính sách về bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bán bảo hiểm qua ngân hàng, chính sách thuế thu nhập DN, thu nhập cá nhân với người sử dụng lao động và người lao động mua bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng. Việc đầu tư cải tạo nâng cấp quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt đô thị và FDI vào Việt Nam tăng cao sẽ thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm tăng lên...

Bên cạnh đó, những nỗ lực tái cơ cấu thị trường của Bộ Tài chính và các DNBH được thực hiện quyết liệt, dự báo, thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, trong đó thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014 sẽ đạt tăng trưởng 11-12%, trong khi thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng 16-17%, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân đạt khoảng 110.000 tỷ đồng.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 1 - 2014

Từ khoá: bảo hiểm năng lượng đại lý bảo hiểm nghị định tập đoàn công nghệ thông tin chất lượng quỹ bảo hiểm nhu cầu bảo hiểm bộ tài chính vốn điều lệ triển khai thí điểm cạnh tranh đóng phí bảo hiểm thị trường bán bảo hiểm nâng cao chất lượng doanh nghiệp dự phòng tái cấu trúc khách hàng cá nhân doanh thu phí bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh tăng trưởng hiệu quả kinh tế cá nhân thương mại điện tử tổng thư ký doanh thu ngân hàng mô hình tổ chức nợ phí bảo hiểm pháp luật tài chính kinh doanh công bố thông tin khó khăn kinh tế thị trường người tham gia bảo hiểm trích lập dự phòng người sử dụng lao động hiệp hội bảo hiểm vật chất xe triển khai sản phẩm bảo hiểm tham gia bảo hiểm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm mua bảo hiểm bảo hiểm tín dụng đối thủ cạnh tranh sản phẩm mới thị trường tài chính an toàn thị trường bảo hiểm chi phí quản lý gia an toàn tài chính phòng chống bão phát triển thị trường bảo hiểm tài sản đầu tư tài chính bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm tái bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm quỹ dự phòng tiết kiệm bảo hiểm phi nhân thọ dnbh nhu cầu về bảo hiểm hiệp hội bảo hiểm việt nam trục lợi bảo hiểm người lao động phát triển đối tượng được bảo hiểm bảo hiểm nông nghiệp hiệu quả kinh doanh thị trường bảo hiểm nhân thọ phi nhân thọ tự nguyện kinh doanh bảo hiểm kết quả chi trả bảo hiểm dịch vụ chăm sóc khách hàng triển khai pháp lý văn phòng đại diện bảo hiểm cây lúa tàu chở hàng phát triển thị trường bảo hiểm tài sản bảo hiểm vật chất bảo hiểm vật chất xe đối tác chiến lược bồi thường bảo hiểm bảo hiểm hưu trí quy định nhà nước chất lượng dịch vụ lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sản phẩm quản trị rủi ro thị trường tiềm năng tham gia bảo hiểm nhân thọ tiền bảo hiểm trả tiền bảo hiểm quy trình chính sách thanh toán tín dụng lĩnh vực bảo hiểm khả năng tài chính thông tư phí bảo hiểm giám định bồi thường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu xây dựng hợp đồng lựa chọn kênh phân phối bảo hiểm nền kinh tế thí điểm bảo hiểm khách hàng lao động thị trường chứng khoán quản lý nhà nước môi trường pháp lý khả năng thanh toán nhu cầu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm điều kiện bảo hiểm đồng bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ bất động sản bảo việt chăm sóc khách hàng tăng vốn điều lệ khai thác số tiền bảo hiểm

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.